LỜI CHÚA

"Thầy ban cho các con một giới răn mới, là các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con".

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

THÁNH CA CHÚA THÁNH THẦN

 5.
--//--- 
4. THẦN KHÍ CHÚA SAI ĐI
 
ĐK: Thần khí Chúa đã sai tôi đi, sai tôi đi loan báo Tin Mừng. Thần khí Chúa đã thánh hiến tôi. Sai tôi đi, Người sai tôi đi.
1. Sai tôi đến với người nghèo khó, sai tôi đến với người lao tù, mang Tin Mừng giải thoát : Thiên Chúa đã cứu tôi.
2. Sai tôi đến với người than khóc, sai tôi đến với người âu sầu, mang Tin Mừng an ủi : Thiên Chúa đã cứu tôi.
3. Sai tôi đến với người đau yếu, sai tôi đến với người thất vọng, mang Tin Mừng chân lý : Thiên Chúa đã cứu tôi 
4. Sai tôi đến với người tội lỗi, sai tôi đến với người lao nhọc, mang Tin Mừng cứu rỗi : Thiên Chúa đã cứu tôi. 
 ---//---


3. THÁNH THẦN XIN HÃY ĐẾN
Lm. Nguyễn Duy

ĐK: Từ trời cao con xin Ngài ngự xuống. Lạy Ngôi Ba cúi xin Ngài thường tình. Đem ơn Trời cho con người sống trong tình mến, nhuần thấm tâm hồn. Tình yêu Chúa sẽ chan hòa trong con, nhờ Ngôi Ba Chúa đang ngự trong hồn. Chính Thánh Thần dẫn dắt đời, sẽ đem lửa yêu bừng cháy trong mọi người. 
1/ Hỡi Thánh Linh xin Ngài thương dủ tình, đến sáng soi gian trần đang ngóng chờ. Cha yêu thương hãy dẫn đường, đoàn con dương thế bước trong tình thương.
 2/ Đấng ủi an xin Ngài thương thế trần, đến xóa tan u sầu trong tâm hồn. Cho mưa tuôn nước suối nguồn, làm cho dịu mát những ai lầm than.
 3/ Nước mắt rơi trên bờ mi kiếp người, Chúa sẽ lau khô sạch đi hết rồi. Trong cơn mê, Chúa vỗ về, Hồng ân như gió đuổi cơn nồng đi.
 5/ Những ước mơ ơn lành Cha đổ tràn, hỡi Thánh Linh suối tình yêu chứa chan! Nay dương gian những vững vàng, bảy ơn của Chúa cúi xin tặng ban.
==//== 

 2. LẠY CHÚA THÁNH THẦN
-Lm. Thành Tâm.

ĐK: Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến canh tân đổi mới đời sống chúng con, tăng sức linh hồn, bồi thêm lửa mến, soi sáng trí khôn, hiệp nhất muôn lòng.
1- Chúa hỡi! khấn xin ngự đến đổ tuôn muôn ơn phù giúp chúng con. Xin thương soi dẫn nhân tâm, nương theo Thần Khí, bước trong bình an.
2- Hãy đến! Thánh Linh từ ái, suối ơn mát trong, là Đấng ủi an. Xin thương nâng đỡ ủi an con chiên lạc bước khổ đau lầm than.
3- Hỡi Đấng tác sinh sự sống, nước thiêng nhiệm mầu, là Đấng Thánh thay! Xin thương thanh tẩy tinh trong bao nhiêu tội lỗi vấn vương hồn ai.
4- Hỡi Đấng Lửa thiêng hằng cháy, kết liên Ba Ngôi, Thần Khí Chúa Cha! Xin thương nung đốt tâm can, nhen lên lòng mến những ai thờ ơ.
5- Hỡi Đấng chí công quyền phép, thấu xuyên tâm tư, hồn xác chúng con! Xin thương, tuyên án khoan dung, ai nương tựa Chúa biết luôn cậy trông.
==//==


 1. NGUYỆN CẦU THÁNH LINH
ĐK: Lạy Cha Chí Thánh hằng sinh, xin ban Thánh Linh canh tân thế giới. Nguyện xin Cứu Chúa phục sinh, xin ban Thánh Linh tác sinh muôn loài. 
1- Xin Ngài thổi hơi truyền Thần Khí cho, con hồi sinh thoát ly tay sa-tan. Lưỡi Lửa xin ban để con biết nhờ giải án tuyên công mà nên con Cha từ nhân.
2- Xin rửa hồn con sạch mọi vết nhơ, tưới gội mưa móc xuống nơi khô khan. Xin Người uốn nắn lòng ai cứng đờ, chỉnh đốn chỗ sai sưởi ấm tâm tư lạnh băng.
3- Xin Ngài cho con dạt dào đức tin, tin tình yêu Chúa, tin Cha khoan nhân. Khôi phục vinh quang từ lâu lấp chìm trong sóng kiêu căng hèn yếu xác thịt trần gian.
4- Xin gởi Thần Linh dạy bảo chúng con, biết đường ánh sáng biết nơi an bình. Biết cậy tin Cha trọn dâng xác hồn, biết lớn lên trong Thần khí trong ơn hiển linh.

==//===






Thứ Năm, 2 tháng 4, 2015

Quý Chức Liễu Đề, Lạc Đạo và Quỹ Nhất tĩnh tâm Mùa Chay

Vào lúc 08 giờ ngày 27 tháng 03 năm 2015, cha quản hạt Đaminh Mai Văn Đảm, cha Đaminh Phạm Văn Dược, cha Giuse Phạm Quang Vinh và cha Giuse Đinh Công Phúc đặc trách Hội đồng Mục vụ Giáo phận đã khai mạc buổi tĩnh tâm cho hơn 1350 quý viên chức Hội đồng Giáo xứ thuộc giáo hạt Liễu Đề, Lạc Đạo và Quỹ Nhất.


Trong giờ chia sẻ, cha Giuse Đinh Công Phúc, đặc trách giáo dân mời gọi mọi người nhìn lại cuộc sống của mình, đưa ra những vấn nạn thực tế của các cộng đoàn để mọi người có cái nhìn chung về bối cảnh hiện tại và đưa ra những phương thế tốt nhất cho việc Tân Phúc Âm hóa giáo xứ. Cha cũng giải đáp một số thắc mắc liên quan đến việc tổ chức các hội đoàn để quý viên chức hiểu rõ hơn ý nghĩa, vai trò và mục đích của các việc tông đồ tại các giáo xứ theo tinh thần Phúc Âm.

Đúng 10 giờ 30, Đức Cha Giáo phận, quý cha quản hạt, cha đặc trách, cùng quý cha dâng Thánh lễ đồng tế trọng thể để tạ ơn Chúa và cầu nguyện cách đặc biệt cho quý viên chức Hội đồng Giáo xứ. Đức Cha mời gọi mọi người nỗ lực sống tinh thần phục vụ theo gương Chúa Giêsu, liên kết mật thiết với cha xứ và với nhau để xây dựng tinh thần hiệp nhất yêu thương tại các giáo xứ.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, một vị đại diện cám ơn Đức Cha, quý cha và dâng lên Đức Cha, quý cha bó hoa tươi thắm để tỏ lòng yêu mến.

----/---

 Tác giả bài viết: TT. Giáo Hạt Liễu Đề

(theo tin từ gpbuichu.org) 

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014


Đức Thánh Cha giải thích 3 yếu tố của Mùa Chay: 
--------------------------------------------------------
Hình ảnh: Đức Thánh Cha giải thích 3 yếu tố của Mùa Chay: 
--------------------------------------------------------
Trước tiên là cầu nguyện, đây là sức mạnh của mỗi Kitô hữu: mùa chay là mùa cầu nguyện khẩn trương, siêng năng hơn, có khả năng đảm trách những nhu cầu của anh em, chuyển cầu trước Thiên Chúa cho bao nhiêu tình trạng nghèo đói và đau khổ.”

”Thứ hai là chay tịnh. Chay tịnh bao gồm việc chọn lựa một lối sống tiết độ, không phung phí, không vứt bỏ. Chay tịnh giúp chúng ta tập luyện tâm hồn quen với những gì là thiết yếu và sự chia sẻ. Đó là dấu chỉ sự ý thức và trách nhiệm trước những bất công, lạm quyền, đặc biệt là đối với những người nghèo hèn bé nhỏ, và là dấu chỉ niềm tín thác chúng ta đặt tới Thiên Chúa và sự quan phòng của Chúa.”

”Sau cùng là làm phúc, nó nói lên sự nhưng không, vì trong khi làm phúc, chúng ta cho một người khác mà không mong nhận lại. Sự nhưng không phải là một trong những đặc tính của Kitô hữu. Ngày nay, sự nhưng không thường không thuộc về đời sống hằng ngày, vì trong đó người ta mua bán, tính toán, đo lường. Việc làm phúc giúp chúng ta sống sự nhưng không của hồng ân, là sự giải thoát khỏi ám ảnh chiếm hữu, sợ mất điều mình có, nỗi buồn phiền của kẻ không muốn chia sẻ với tha nhân sự sung túc của mình”.
-----------------------
Thứ Tư Lễ Tro 2014

- Trước tiên là cầu nguyện, đây là sức mạnh của mỗi Kitô hữu: mùa chay là mùa cầu nguyện khẩn trương, siêng năng hơn, có khả năng đảm trách những nhu cầu của anh em, chuyển cầu trước Thiên Chúa cho bao nhiêu tình trạng nghèo đói và đau khổ.”

- Thứ hai là chay tịnh. Chay tịnh bao gồm việc chọn lựa một lối sống tiết độ, không phung phí, không vứt bỏ. Chay tịnh giúp chúng ta tập luyện tâm hồn quen với những gì là thiết yếu và sự chia sẻ. Đó là dấu chỉ sự ý thức và trách nhiệm trước những bất công, lạm quyền, đặc biệt là đối với những người nghèo hèn bé nhỏ, và là dấu chỉ niềm tín thác chúng ta đặt tới Thiên Chúa và sự quan phòng của Chúa.”

- Sau cùng là làm phúc, nó nói lên sự nhưng không, vì trong khi làm phúc, chúng ta cho một người khác mà không mong nhận lại. Sự nhưng không phải là một trong những đặc tính của Kitô hữu. Ngày nay, sự nhưng không thường không thuộc về đời sống hằng ngày, vì trong đó người ta mua bán, tính toán, đo lường. Việc làm phúc giúp chúng ta sống sự nhưng không của hồng ân, là sự giải thoát khỏi ám ảnh chiếm hữu, sợ mất điều mình có, nỗi buồn phiền của kẻ không muốn chia sẻ với tha nhân sự sung túc của mình”.
-----------------------
Thứ Tư Lễ Tro 2014

(Sưu tầm từ LM Ngọc Bảo)

Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011

Thánh Đaminh - Vị Thánh của kinh Mân Côi

Vị Thánh Của Kinh Mân Côi

daminh1Ðaminh, vị thánh Giáo Hội mừng kính hôm nay, mở mắt chào đời năm 1170 bên Tây Ban Nha trong một gia đình quý tộc, nhưng ngay từ nhỏ, Ðaminh đã tập quen sống hãm mình. Ngoài ra, Ðaminh có tính khẳng khái, thích làm việc có hệ thống và chú ý đến việc trau dồi kiến thức.

Khi làm linh mục, rồi kinh sĩ, Ðaminh nổi bật về lòng ngay thẳng, hăng hái và tinh thần hy sinh. Ngài cảm thấy như được Chúa gọi đi để loan báo Tin Mừng cho các bộ lạc bên nước Nga, nhưng Ðức Innocentê thứ 3 lại cử ngài đến hoạt động tại Toulouse bên Pháp, nơi những làn sóng lạc giáo đang làm lung niềm tin của nhiều người.

Ðaminh xác tín rằng: Lời giảng dạy phải đi đôi với cuộc sống. Vì thế, ngài đã lập một hội dòng, quy tụ các tu sĩ sống khó nghèo theo tinh thần Phúc Âm để có thể rao giảng, không chỉ bằng lời nói mà bằng cả cuộc sống của mình. Chính Ðaminh đã là người đầu tiên làm gương về nếp sống ấy bằng cách đi chân không, ngủ dưới đất, ăn chay và sống bằng của bố thí.

Vào năm 1216, Ðức Hônôriô thứ 3 đã phên chuẩn dòng do cha Ðaminh sámg lập mang tên "Dòng anh em giảng thuyết" thưo quy luật của thánh Augustinô, tức là dòng Ðaminh ngày nay. Thiên Chúa chỉ dành cho cha Ðaminh 5 năm vắn vỏi để chu toàn sứ mệnh của người gieo giống. Suốt thời gian này ngài đã rảo qua các nước Pháp, Italia và Tây Ban Nha để rao giảng và đã đưa nhiều người ly giáo trở về với Giáo Hội.

Trong suốt cuộc sống, Ðaminh đã nêu cao gương hy sinh và cầu nguyện. Ngoài ra, ngài còn truyền bá lòng sùng kính Ðức Maria và kinh Mân Côi, vì thế, ngài đã thành lập một dòng nữ để giúp chị em sống theo tinh thần này.

Cha Ðaminh qua đời tại Bologna bên italia ngày 06/8/1221 và chỉ 13 năm sau, vào năm 1234, Ðức Gregoriô thứ 9 tôn phong ngài lên bậc hiển thánh.

Có một câu chuyện thuật lại giấc mơ của thánh Ðaminh: Ngài thấy thế gian sắp bị án công thẳng của Thiên Chúa luận phạt, nhưng được cứu thoát nhờ lời cầu bàu của Ðức Maria. Ðức Mẹ chỉ cho Chúa Giêsu hai hình ảnh: một hình ảnh là chính Ðaminh và hình ảnh kia là một người ăn mày quần áo rách tả tơi.

Ngày hôm sau, trong lúc cầu nguyện trong nhà thờ, Ðaminh thấy người ăn mày trong mộng xuất hiện, tiến đến gần, ôm chầm Ðaminh và nói: "Anh là người đồng hành với tôi. Nếu chúng ta cùng sánh vai tiến bước, thì không quyền lực nào có thể thắng chúng ta". Nhìn kỹ, Ðaminh nhận ra người ăn mày đó chính là Phanxicô thành Assisi.

Cuộc gặp gỡ này của hai vị sáng lập dòng vẫn được các tu sĩ Ðaminh và Phanxicô mừng mỗi năm. Vào ngày lễ kính hai thánh nhân, họ cùng nhau dâng Thánh Lễ và sau đó ngồi vào bàn để chia sẻ với nhau những tấm bánh và những lý tưởng đã làm cho Giáo Hội trở nên phong phú trong việc sống theo tinh thần Phúc Âm trải qua 7 thế kỷ nay.

Lý tưởng mà dòng Ðaminh cũng như của các dòng khác không phải chỉ để chúng ta kính phục, nhưng cũng là để chúng ta noi gương. Các tu sĩ là những người tự nguyện sống trọn những lời khuyên của Phúc Âm qua ba lời khấn: khó nghèo, thanh tinh, vâng lời. Ðó cũng là ba nhân đức mà mỗi người Kitô cũng phải thực hành tùy sức, tùy hoàn cảnh và địa vị của mình.

--------
Theo Tỉnh dòng Đaminh Việt Nam

Thứ Hai, 18 tháng 10, 2010

CN LỄ TRUYỀN GIÁO 24/10

Lời Chúa: Mt 28, 16-20

“Anh em hãy làm phép rửa cho muôn dân nhân danh Chúa Cha , và Chúa Con và Chúa Thánh Thần.”

Bạn thân mến,
Hôm nay là ngày chủ nhật truyền giáo, Giáo Hội mời gọi chúng ta mỗi người hãy coi lại đời sống đạo của mình đã có ảnh hưởng đến một người nào khác chưa, nghĩa là cung cách sống đạo của chúng ta có làm cảm động những người khác không ?
“Truyền giáo là bản chất của Giáo Hội”, bởi vì đó chính là lệnh truyền của Chúa Giê-su trước khi Ngài về trời: “Anh em hãy làm phép rửa cho muôn dân, nhân danh Chúa Cha, và Chúa Con và Chúa Thánh Thần”, và hơn hai ngàn năm qua, lệnh truyền của Chúa Giê-su vẫn còn được Giáo Hội thực hiện cho dến khi Chúa lại đến trong vinh quang.
Truyền giáo cũng là bổn phận của mỗi một người Ki-tô hữu, bởi vì khi bạn và tôi lãnh nhận bí tích Rửa Tội, thì đồng thời Giáo Hội cũng đã thay mặt Chúa Giê-su trao cho chúng ta một sứ mạng cao quý, đó là sứ mạng truyền giáo. Sứ mạng này được Chúa Thánh Thần thúc đẩy và soi sáng khi chúng ta đến tuổi khôn, và nhờ học hỏi và thực hành Lời Chúa, mà chúng ta biết cách đem Chúa đến cho mọi người, bằng cách ăn nết ở của mình phù hợp với tinh thần Phúc Âm, và bằng cách tham dự thật sống động các bí tích cũng như thánh lễ, bởi vì đó chính là nguồn mạch của ơn Chúa ban cho nhân loại.

Bạn thân mến,
Bạn truyền giáo bằng công việc của bạn: đi làm đúng giờ, tận tâm với công việc, hòa nhã với đồng sự, sẵn sàng giúp đỡ họ khi cần thiết; tôi truyền giáo với công việc mục vụ của tôi: cử hành thánh lễ thật sốt sắng trang nghiêm, chuẩn bị bài giảng bằng cuộc sống, vui vẻ với giáo dân và mau mắn khi đi kẻ liệt và thật vui khi có người đến xưng tội ngoài giờ...
Truyền giáo là nói về Chúa Giê-su cho người khác nghe; sống như Chúa Giê-su cho người khác thấy, nghĩa là đem Chúa Giê-su Ki-tô giới thiệu cho mọi người bằng chính cuộc sống phục vụ và yêu thương của chúng ta.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

-------------
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

Thứ Bảy, 26 tháng 6, 2010

LỄ THÁNH PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ TÔNG ĐỒ

LỄ THÁNH PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ TÔNG ĐỒ

Tin mừng : Mt 16, 13-19

“Anh là Phê-rô, Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời”.

Bạn thân mến,

Hôm nay toàn thể Giáo Hội hân hoan mừng lễ hai thánh Phê-rô và Phao-lô Tông Đồ, hai vị thánh hai khuôn mặt, hai đời sống và là hai cột trụ của Giáo Hội Công Giáo, trong tâm tình ấy tôi xin chia sẻ với anh chị em hai nét sau đây của hai vị thánh lớn của Giáo Hội.

  1. Nhiệt tình với sứ mệnh.

Thánh Phê-rô và thánh Phao-lô đều có tâm hồn nhiệt tình với sứ mạng mà Chúa Giê-su đã giao phó, sự nhiệt tình này Chúa Giê-su đã nhìn thấy khi chọn các ngài làm tông đồ, và giao phó trọng trách gánh vác Giáo Hội của Ngài.

Nhiệt tình chất phác bộc trực cương nghị của thánh Phê-rô, đã được Chúa Giê-su khám phá ra khi ngài đang đánh cá với anh là An-rê, Ngài nói : “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá” và hai ông đã lập tức bỏ chài lưới mà theo Ngài.

Nhiệt tình hăng hái của thánh Phao-lô đã bộc lộ rất rõ, khi ngài giữ áo cho người ta ném đá tử hình thánh Stephanô cũng như đang hăng hái bách hại Giáo Hội tiên khởi của Chúa Giê-su, sự nhiệt tình này không phải vì danh dự cá nhân, nhưng nhiệt tình vì lòng yêu mến Đức Chúa Ya-Vê của người Do Thái.

Tâm hồn nhiệt tình là điều cần thiết trước tiên để được chọn, không ai chọn một tinh binh không có dũng khí chiến đấu để làm tiên phong, cũng không ai chọn một người dù tài cao học rộng nhưng không nhiệt tình với bổn phận để giao trọng trách, nhưng người ta đã chọn người có tâm hồn nhiệt tình hăng say với công việc để giao phó sứ mệnh quan trọng…

Hai thánh Phê-rô và Phao-lô tông đồ đã có đức tính này ngay trong cuộc sống đời thường của các ngài, và sau khi được chọn với ân sủng của Thánh Thần, các ngài càng thêm nhiệt tình với sứ mạng mà Chúa Giê-su Ki-tô giao phó cho các ngài, đó chính là sứ mạnh loan báo Tin Mừng Nước Trời.

Nhiệt tình của chúng ta có thừa, nhưng sự nhiệt tình này chúng ta đã dùng không đúng chỗ: chúng ta nhiệt tình với bạn bè mà không nhiệt tình với Thiên Chúa; chúng ta nhiệt tình với các hợp đồng béo bở nhưng lại lạnh băng với công tác từ thiện; chúng ta nhiệt tình với những công trình tiếng tăm để đời, nhưng lại nguội lạnh với công việc mà Chúa Giê-su Ki-tô đã trao cho chúng ta trong ngày lãnh nhận bí tích Rửa Tội và Thêm Sức là loan báo và làm chứng nhân cho Chúa Giê-su Ki-tô trong cuộc sống hằng ngày của mình.

  1. Yêu mến Chúa Giêsu hết lòng.

Một thánh Phê-rô đã ba lần trả lời với Chúa Giê-su khi được Ngài hỏi: “Thưa Thầy, có, Thầy biết con yêu mến Thầy”.

Một thánh Phao-lô đã tuyên bố: “Thật vậy, chúng tôi có điên, thì cũng là vì Thiên Chúa” và chính ngài cũng đã không ngại ngùng nói: “Tình yêu Đức Ki-tô thôi thúc chúng tôi.”

Yêu mến Chúa Giê-su làm gia tăng sự nhiệt thành trong tâm hồn của các ngài, cho nên dù chịu biết bao khổ cực, nhọc nhằn, dù chịu bao nhiêu hy sinh gian nan thì các ngài vẫn cứ yêu mến Chúa Giê-su, và vì yêu mến Đấng đã chọn mình làm khí cụ loan báo tin mừng Nước Trời, nên các ngài vui lòng chia sẻ nổi khổ đau với Chúa Giê-su. Tình yêu đã làm nên những điều kỳ diệu nơi người đang yêu, và điều kỳ diệu trước tiên xảy ra chính là hai thánh Phê-rô và Phao-lô đã cảm nghiệm Đấng mình yêu đang rất gần gũi bên mình, và do đó mà hai ngài đã không quản ngại hy sinh gian khổ để làm chứng cho tình yêu…

Yêu mến Chúa Giê-su là năng lượng thúc đẩy chúng ta đi vào không gian vô tận của tình yêu Thiên Chúa, để sự nhiệt tình của chúng ta trở nên năng lực thúc đầy người khác biết yêu mến và sống tinh thần yêu mến của Chúa Giê-su…

Bạn thân mến,

Hai thánh Phê-rô và Phao-lô tông đồ chính là hai ngọn đèn tỏa sáng của Giáo Hội, chính trên nền tảng Phê-rô này, mà Phao-lô nổi bật với những giáo huấn về Chúa Giê-su và đã làm cho ngài trở thành trụ cột của Giáo Hội như thánh Phê-rô.

Mừng lễ hai thánh tông đồ Phê-rô và Phao-lô hôm nay, chúng ta cầu xin hai ngài ban cho chúng ta có tâm hồn nhiệt tình với tâm tình yêu mến Chúa Giê-su, bởi vì chỉ có sự nhiệt tình mới làm cho sứ mệnh tông đồ của chúng ta được tiến triển, và Lời Chúa được mau chạy tiến bước đến với mọi tâm hồn.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.